Game online: Thế giới ảo luôn tiềm ẩn nguy cơ tệ nạn
(CL, ngày 08/09/2011) - Thời gian gần đây, hàng loạt các vụ trọng án đẫm máu với các tình tiết man rợ xuất phát từ Game online (GO) khiến các nhà quản lý phải đau đầu!
(CL, ngày 08/09/2011) - Thời gian gần đây, hàng loạt các vụ trọng án đẫm máu với các tình tiết man rợ xuất phát từ Game online (GO) khiến các nhà quản lý phải đau đầu!
|
|

Chơi game đến kiệt sức không còn là chuyện lạ.
Nhiều vụ án cho thấy, khi kẻ thủ ác ra tay đã cố làm giống sát thủ trong thế giới ảo, vụ án giết người kinh hoàng của Nguyễn Đức Nghĩa vừa lắng xuống chưa được bao lâu thì mới đây lại xảy ra một vụ thảm sát cả nhà chủ hiệu vàng ở Bắc Giang khiến cả xã hội không khỏi hoang mang, lo lắng! Bởi các hung thủ gây án trong quá trình khai nhận tội ác đều có một phần nguyên nhân xuất phát từ GO…
Đắm chìm giữa hai thế giới “thật” và “ảo”
Đối với giới trẻ hiện nay, cụm từ “Game online” đã quá quen thuộc. Đắm chìm vào thế giới “ảo” cả ngày lẫn đêm, sẵn sàng đánh đổi những giá trị “thật” để lấy những danh hiệu “ảo” đang là “mốt” và sở thích của giới trẻ nghiện GO. Đến với thế giới “ảo”, người chơi có thể biến mình thành bất cứ ai và có quyền lực tuyệt đối trong Game là niềm mơ ước của bao game thủ. Không thể phủ nhận GO đang có một sức hút mãnh liệt, với những hoạt động đa dạng hàng ngày khiến cho những người chơi game hào hứng tham gia không biết chán. Tuy nhiên, để có tiền “cày game” ngoài quán Internet và “lên đồ” trở thành cao thủ, mỗi game thủ phải trả không ít tiền bạc và thời gian dành cho GO đang chơi. Hiện tại, một số GO đang dần biến tướng thành nhiều hình thức khác nhau như lô đề, mại dâm, thậm chí tụ tập băng nhóm chỉ quen nhau qua mạng… để đi cướp.
Theo anh Quang Hưng, chủ quán Internet tại Thái Bình, hầu hết tại các quán Internet mở 24/24 đều có hiện tượng “cứu net”, đây là vấn đề cực kỳ nhức nhối đối với xã hội, là hình thức biến tướng của tệ nạn mại dâm thông qua GO. Mặc dù có một số là “gái” thật sự lên mạng để kiếm khách, nhưng đa phần là những thiếu nữ đắm chìm trong GO, vì mải “cày game” nên không có tiền trả cho quán nên đành phải nhờ người đến “cứu”. Để giảm Stress trong công việc, nhiều người trong giới văn phòng cũng chơi GO, bước đầu chỉ để giải trí nhưng dần dần đã lún sâu vào thế giới “ảo” đến mức trốn việc để…chơi game. Nhớ lại thời còn đắm mình trong GO, anh Ngọc Quân (Mai Động, Hà Nội) cho biết: “Suýt chút nữa thôi là tôi mất tất cả, gia đình, bạn bè, công việc vì quá ham mê, tranh đấu ở thế giới không có thật đó. Mãi đến khi vợ và con đưa “tối hậu thư” cho quyết định phải lựa chọn giữa GO và gia đình tôi mới quyết định phải cai nghiện game, đến giờ nghĩ lại vẫn thấy hối tiếc”.
Các GO hiện nay có quá nhiều các hoạt động, event đã khiến game thủ đang bội thực và quay cuồng tìm mọi cách nạp thẻ, “lên đồ” để không thua kém các nhân vật khác. Các bạn trẻ vì muốn chạy trốn thực tại của mình đã tham gia vào thế giới của GO, ở đó họ có quyền hành tùy theo cấp độ và nếu ghét ai thì cứ việc “giết” thẳng tay. Đối với các hoạt động của game thủ, anh Tuấn Anh (Bách Khoa, Hà Nội) nhận định: “Với các đối tượng “cày game” cả ngày lẫn đêm tại các quán GO bây giờ, chỉ cần một chút xích mích nhỏ cũng khiến họ hăng máu lên là vác “hàng nóng” đi “đồ sát” ngay. Giới trẻ bây giờ cực kỳ manh động, vì một chút sỹ diện và hư danh “ảo” họ có thể sẵn sàng gửi “thư” hẹn nhau đến để “nói chuyện bằng dao”. Theo các chuyên viên y khoa và tâm lý, những đứa trẻ thích đâm chém trong những GO thường có xu hướng chọc ghẹo, quậy phá bạn bè, tâm lý hay cáu gắt và tâm thần không ổn định, Do còn quá nhỏ, những trẻ này vẫn luôn phải chịu đựng một cảm giác trái ngược bên trong giữa cái tôi thực tế và cái tôi ảo và chưa thể khẳng định được cái tôi thực là như thế nào.
Quản lý GO: thả nổi hay bó tay?
Đối với việc quản lý và ngăn chặn các hành vi xấu phát sinh từ GO, đã có nhiều hội thảo và nhiều ý kiến được đưa ra nhưng cơ bản vẫn chưa thể thực hiện được tại Việt Nam. Về bản chất, GO vốn không xấu, có điều khi được bỏ ngỏ và không quản lý thì GO đang dần biến tướng và gây tác động xấu với xã hội. Về vấn đề giới trẻ đang quá “sa đà” vào GO, ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kỹ năng sống, cho hay: "Trẻ em rất dễ bị ảnh hưởng tâm lý từ các biến cố gia đình. Việc trẻ em tìm đến game như một người bạn có một phần là từ sự thất vọng ở chính gia đình. Đây cũng được xem như một trong những nhân tố khiến các em sa đà dẫn đến nghiện game. Khi đã nghiện, các em có thể hành xử giống như một nhân vật nào đó trong thế giới ảo”. Và, đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều “sát thủ máu lạnh” khi ra tay đã “hóa thân” thành một sát thủ trong thế giới ảo. Đến khi bừng tỉnh thì mọi chuyện đã không còn cứu vãn được nữa!
Mặc dù GO đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tệ nạn như vậy nhưng hiện các cơ quan chức năng vẫn chưa có động thái gì cho thấy sẽ có phương hướng quản lý GO một cách hiệu quả. Nếu chỉ sử dụng những biện pháp hành chính như hiện nay để hạn chế chơi game thì thực sự là một bước lùi của xã hội. Các biện pháp xử phạt hành chính thường tỏ ra không hiệu quả và “chìm” sau một thời gian phát động. Có rất nhiều mô hình quản lý GO tại các nước tiên tiến trên thế giới mà Việt Nam có thể học tập. Nhưng đó là câu chuyện của thì tương lai, còn hiện tại thì vẫn phải chấp nhận với sự thật.
Minh Nhật
|
(CL, ngày 08/09/2011) - Thời gian gần đây, hàng loạt các vụ trọng án đẫm máu với các tình tiết man rợ xuất phát từ Game online (GO) khiến các nhà quản lý phải đau đầu!
(CL, ngày 08/09/2011) - Thời gian gần đây, hàng loạt các vụ trọng án đẫm máu với các tình tiết man rợ xuất phát từ Game online (GO) khiến các nhà quản lý phải đau đầu!
|
|

Chơi game đến kiệt sức không còn là chuyện lạ.
Nhiều vụ án cho thấy, khi kẻ thủ ác ra tay đã cố làm giống sát thủ trong thế giới ảo, vụ án giết người kinh hoàng của Nguyễn Đức Nghĩa vừa lắng xuống chưa được bao lâu thì mới đây lại xảy ra một vụ thảm sát cả nhà chủ hiệu vàng ở Bắc Giang khiến cả xã hội không khỏi hoang mang, lo lắng! Bởi các hung thủ gây án trong quá trình khai nhận tội ác đều có một phần nguyên nhân xuất phát từ GO…
Đắm chìm giữa hai thế giới “thật” và “ảo”
Đối với giới trẻ hiện nay, cụm từ “Game online” đã quá quen thuộc. Đắm chìm vào thế giới “ảo” cả ngày lẫn đêm, sẵn sàng đánh đổi những giá trị “thật” để lấy những danh hiệu “ảo” đang là “mốt” và sở thích của giới trẻ nghiện GO. Đến với thế giới “ảo”, người chơi có thể biến mình thành bất cứ ai và có quyền lực tuyệt đối trong Game là niềm mơ ước của bao game thủ. Không thể phủ nhận GO đang có một sức hút mãnh liệt, với những hoạt động đa dạng hàng ngày khiến cho những người chơi game hào hứng tham gia không biết chán. Tuy nhiên, để có tiền “cày game” ngoài quán Internet và “lên đồ” trở thành cao thủ, mỗi game thủ phải trả không ít tiền bạc và thời gian dành cho GO đang chơi. Hiện tại, một số GO đang dần biến tướng thành nhiều hình thức khác nhau như lô đề, mại dâm, thậm chí tụ tập băng nhóm chỉ quen nhau qua mạng… để đi cướp.
Theo anh Quang Hưng, chủ quán Internet tại Thái Bình, hầu hết tại các quán Internet mở 24/24 đều có hiện tượng “cứu net”, đây là vấn đề cực kỳ nhức nhối đối với xã hội, là hình thức biến tướng của tệ nạn mại dâm thông qua GO. Mặc dù có một số là “gái” thật sự lên mạng để kiếm khách, nhưng đa phần là những thiếu nữ đắm chìm trong GO, vì mải “cày game” nên không có tiền trả cho quán nên đành phải nhờ người đến “cứu”. Để giảm Stress trong công việc, nhiều người trong giới văn phòng cũng chơi GO, bước đầu chỉ để giải trí nhưng dần dần đã lún sâu vào thế giới “ảo” đến mức trốn việc để…chơi game. Nhớ lại thời còn đắm mình trong GO, anh Ngọc Quân (Mai Động, Hà Nội) cho biết: “Suýt chút nữa thôi là tôi mất tất cả, gia đình, bạn bè, công việc vì quá ham mê, tranh đấu ở thế giới không có thật đó. Mãi đến khi vợ và con đưa “tối hậu thư” cho quyết định phải lựa chọn giữa GO và gia đình tôi mới quyết định phải cai nghiện game, đến giờ nghĩ lại vẫn thấy hối tiếc”.
Các GO hiện nay có quá nhiều các hoạt động, event đã khiến game thủ đang bội thực và quay cuồng tìm mọi cách nạp thẻ, “lên đồ” để không thua kém các nhân vật khác. Các bạn trẻ vì muốn chạy trốn thực tại của mình đã tham gia vào thế giới của GO, ở đó họ có quyền hành tùy theo cấp độ và nếu ghét ai thì cứ việc “giết” thẳng tay. Đối với các hoạt động của game thủ, anh Tuấn Anh (Bách Khoa, Hà Nội) nhận định: “Với các đối tượng “cày game” cả ngày lẫn đêm tại các quán GO bây giờ, chỉ cần một chút xích mích nhỏ cũng khiến họ hăng máu lên là vác “hàng nóng” đi “đồ sát” ngay. Giới trẻ bây giờ cực kỳ manh động, vì một chút sỹ diện và hư danh “ảo” họ có thể sẵn sàng gửi “thư” hẹn nhau đến để “nói chuyện bằng dao”. Theo các chuyên viên y khoa và tâm lý, những đứa trẻ thích đâm chém trong những GO thường có xu hướng chọc ghẹo, quậy phá bạn bè, tâm lý hay cáu gắt và tâm thần không ổn định, Do còn quá nhỏ, những trẻ này vẫn luôn phải chịu đựng một cảm giác trái ngược bên trong giữa cái tôi thực tế và cái tôi ảo và chưa thể khẳng định được cái tôi thực là như thế nào.
Quản lý GO: thả nổi hay bó tay?
Đối với việc quản lý và ngăn chặn các hành vi xấu phát sinh từ GO, đã có nhiều hội thảo và nhiều ý kiến được đưa ra nhưng cơ bản vẫn chưa thể thực hiện được tại Việt Nam. Về bản chất, GO vốn không xấu, có điều khi được bỏ ngỏ và không quản lý thì GO đang dần biến tướng và gây tác động xấu với xã hội. Về vấn đề giới trẻ đang quá “sa đà” vào GO, ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kỹ năng sống, cho hay: "Trẻ em rất dễ bị ảnh hưởng tâm lý từ các biến cố gia đình. Việc trẻ em tìm đến game như một người bạn có một phần là từ sự thất vọng ở chính gia đình. Đây cũng được xem như một trong những nhân tố khiến các em sa đà dẫn đến nghiện game. Khi đã nghiện, các em có thể hành xử giống như một nhân vật nào đó trong thế giới ảo”. Và, đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều “sát thủ máu lạnh” khi ra tay đã “hóa thân” thành một sát thủ trong thế giới ảo. Đến khi bừng tỉnh thì mọi chuyện đã không còn cứu vãn được nữa!
Mặc dù GO đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tệ nạn như vậy nhưng hiện các cơ quan chức năng vẫn chưa có động thái gì cho thấy sẽ có phương hướng quản lý GO một cách hiệu quả. Nếu chỉ sử dụng những biện pháp hành chính như hiện nay để hạn chế chơi game thì thực sự là một bước lùi của xã hội. Các biện pháp xử phạt hành chính thường tỏ ra không hiệu quả và “chìm” sau một thời gian phát động. Có rất nhiều mô hình quản lý GO tại các nước tiên tiến trên thế giới mà Việt Nam có thể học tập. Nhưng đó là câu chuyện của thì tương lai, còn hiện tại thì vẫn phải chấp nhận với sự thật.
Minh Nhật
|
ICT