image Tin hoạt động Thông tin điện tử
Công bố Chip ADC 24-bit ứng dụng trong đo lường
Thứ 5, Ngày 18/06/2015, 00:00 SA Cỡ chữ Màu chữ image
(Sở TTTT) - Ngày 17- 6, tại Kháchsạn Majestic,Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch thuộc Đại học quốc gia TPHCM (ICDREC) đã tổ chức “Lễ công bố Chip ADC 24-bit ứng dụng trong đo lường”. Đây là sản phẩm của Đề tài “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thử nghiệm chip nén ảnh theo tiêu chuẩn JPEG 2000 và chip ADC đa năng ứng dụng trong y tế”, thuộc chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước.
(Sở TTTT) - Ngày 17- 6, tại Kháchsạn Majestic,Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch thuộc Đại học quốc gia TPHCM (ICDREC) đã tổ chức “Lễ công bố Chip ADC 24-bit ứng dụng trong đo lường”. Đây là sản phẩm của Đề tài “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thử nghiệm chip nén ảnh theo tiêu chuẩn JPEG 2000 và chip ADC đa năng ứng dụng trong y tế”, thuộc chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước.
 
Buổi lễ có sự hiện diện của ông Vũ Văn Khiêm Cục Trưởng Cục công tác phía Nam - Bộ KH&CN, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Lê Thái Hỷ, Chủ tịch Hội Vi mạch TP Nguyễn Anh Tuấn, đại diện ĐHQG TP và nhiều đại biểu khách mời từ các cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức KHCN và các doanh nghiệp trong lĩnh vực vi mạch điện tử…
 
Tại lễ công bố, lãnh đạo ICDREC cho biết Chip ADC 24-bit với đặc tính kỹ thuật là vi mạch chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số (Analog-to-Digital Converter), có độ chính xác cao và có khả năng cạnh tranh cao với các sản phẩm cùng loại trên thị trường bởi các tính năng vượt trội như: độ phân giải 24 bit, 18 bit hiệu dụng (ENOB), tốc độ quá lấy mẫu (Over-Sampling Rate - OSR) 512, 8 kênh ngõ vào và điện áp hoạt động là 3.3 V. Chip ADC được thiết kế với kiến trúc delta-sigma bậc 2 và cấu trúc CIFB.
 
Với những tính năng vượt trội nói trên, chip ADC 24-bit được ứng dụng nhiều trong lĩnh đo lường như  điện kế điện tử, địa chấn kế và đặc biệt trong lĩnh vực y tế như: điện tâm đồ (ECG), xử lý tín hiệu y khoa... và theo yêu cầu trong Đề tài. Trung tâm ICDREC khẳng định tiềm năng ứng dụng, thương mại hóa chip Việt trên hàng loạt sản phẩm trong lĩnh vực y tế trong lương lai. Mặt khác, qua sự thành công trong việc thiết kế chip ADC 24-bit, ICDREC muốn nhận được sự quan tâm của tổ chức, doanh nghiệp để hợp tác cùng phát triển các sản phẩm thiết bị, các ứng dụng của chip này. Đồng thời, ICDREC cũng mong muốn các tập đoàn trong và ngoài nước đặt hàng thiết kế,gia công chế tạo dòng sản phẩm chip Analog nói chung và chip chuyển đổi tín hiệu ADC nói riêng.
 
Trong quá trình thiết kế chip ADC24-bit, ICDREC đã sử dụng các tài nguyên của Trung tâm thiết kế (Design House), bao gồm phần mềm thiết kế vi mạch và các thư viện chuyên dụng để thiết kế chip Analog, cùng với hệ thống hạ tầng server để thực hiện phân tích và mô phỏng toàn bộ thiết kế, đồng thời nguồn nhân lực tập trung thiết kế chip ADC 24-bit cũng được hình thành từ chương trình đào tạo thiết kế vi mạch tương tự (lớp Analog + 1) thuộc đề án Đào tạo trong Chương trình Phát triển Công nghiệp Vi mạch TP giai đoạn 2013-2020.
 
Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Lê Thái Hỷ cho rằng chip ADC24-bit nên gắn với chương trình phát triển sản phẩm đầu cuối và nhấn mạnh vai trò của Hội Vi mạch TP  trong việc kết nối Chip sản xuất thử này với doanh nghiệp sản xuất đầu cuối. Giám đốc Lê Thái Hỷ mong muốn Ban Giám hiệu trường ĐHQG TP hỗ trợ chương trình thiết kế vi mạch của ICDREC để tạo ra đội ngũ mạnh trong việc nghiên cứu thiết kế vi mạch nhằm phát triển ngành vi mạch cho TP nói riêng và cả nước nói chung.
Giám đốc Lê Thái Hỷ hy vọng các cơ quan truyền thông tiếp tục hỗ trợ tuyên truyền chip ADC 24-bit trên trang đầu của tờ báo để nhiều người biết đến sản phẩm, góp phần vào thực hiện mục tiêu  “Người Việt Nam phải sử dụng chip Việt Nam”.
 
Chương trình Phát triển Công nghiệp Vi mạch TP giai đoạn 2013-2020 đã có những kết quả ban đầu, tạo hiệu ứng xã hội tích cực, từng bước hình thành hệ sinh thái về công nghiệp vi mạch. Chương trình cũng đã nhận được sự ủng hộ, đồng thuận từ lãnh đạo TP và những hưởng ứng tích cực không chỉ của cộng đồng vi mạch mà còn của toàn xã hội, khẳng định vị thế dẫn đầu của TP trong ngành Công nghiệp Vi mạch tại Việt Nam, từ đó làm chủ công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam nói chung và TP nói riêng, đóng góp tích cực vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
 
HT
ICT
Lượt xem: 8776
Bản in Xuất tập tin Quay lại
Tin mới hơn
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)
imageUser
Thông tin cá nhân
Bạn vui lòng để lại thông tin để gửi bình luận
Đóng
Lưu thông tin