image Tin từ các báo Thông tin điện tử
Quản lý nội dung thông tin trên Internet: Chỉ “kẻ có tóc” chịu khổ!
Thứ 5, Ngày 27/10/2011, 00:00 SA Cỡ chữ Màu chữ image
(LĐ, ngày 26/10/2011) Cả 2 hội nghị về quản lý đại lý Internet, nội dung thông tin trên Internet và triển khai xây dựng nghị định mới về Internet được Bộ TTTT, Cục Viễn thông và Cục quản lý phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử tổ chức tại TPHCM đều nghe chung sự kêu ca...

(LĐ, ngày 26/10/2011) Cả 2 hội nghị về quản lý đại lý Internet, nội dung thông tin trên Internet và triển khai xây dựng nghị định mới về Internet được Bộ TTTT, Cục Viễn thông và Cục quản lý phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử tổ chức tại TPHCM đều nghe chung sự kêu ca...

Đó là: Công tác quản lý chỉ nắm “kẻ có tóc”, chỉ “kẻ có tóc” chịu khổ.

“Kẻ có tóc” bị soi đủ đường

Ai là những “kẻ có tóc”? Thành phần thứ nhất là những cơ quan nhà nước có trang thông tin điện tử (TTTĐT). Theo đánh giá của bà Lê Thị Ngọc Mơ - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông - tại hội nghị “Báo cáo tổng kết Nghị định 97/2008/NĐ-CP và triển khai xây dựng nghị định mới về Internet” ngày 25.10: “Trang của các cơ quan nhà nước hoạt động đúng pháp luật. Trang của DN còn nhiều sai phạm”.

Tại các điểm internet công cộng, không ít nội dung của những đơn vị
Tại các điểm internet công cộng, không ít nội dung của những đơn vị "không có tóc" vẫn nằm ngoài vòng quản lý của cơ quan chức năng. Ảnh: kỳ anh

“Hoạt động đúng pháp luật” nhưng lại bị soi, bị “nắm” liên tục và tứ phía. Đến nỗi, ông Phạm Quốc Bản - GĐ Sở TTTT Hà Nội - còn phải kêu giúp: “Đối với các trang báo trong nước thì các cơ quan chức năng dò từng chữ, từng câu để bắt bẻ, trong khi những TTTĐT tổng hợp của các DN thì gần như tự do. Các kỳ họp giao ban, chỉ thấy nêu lên những sai phạm của báo chí, trong khi các sai phạm của những TTTĐT của DN thì hầu như không thấy đề cập”.

 Trò chơi trực tuyến sẽ bị siết thêm? Ảnh: P.K
Trò chơi trực tuyến sẽ bị siết thêm? Ảnh: P.K

Thành phần “có tóc” thứ hai là các DN trong nước, đặc biệt là những DN đã tạo dựng được thương hiệu và nhiều thành tựu, ít nhiều là niềm tự hào của đất nước. Đơn cử Cty VNG - một DN có xuất phát điểm chuyên cung cấp trò chơi trực tuyến (game online - GO), nhưng nay đã hình thành nên mạng xã hội ZingMe với 5,1 triệu thành viên, hơn bất cứ mạng xã hội quốc tế nào khác tại VN.

Thế nhưng ông Lê Hồng Minh - Tổng GĐ VNG - bức xúc cho rằng, hiện có một sự đối xử không công bằng về mặt quản lý đối với DN trong và ngoài nước. Trong khi DN VN bị quản chặt từ khâu cấp phép, thanh - kiểm tra, chế tài... thì các TTTĐT hay Cty nội dung số của nước ngoài hoàn toàn thoát khỏi sự kiềm tỏa này. Ông Minh cho biết: Google mỗi năm doanh thu quảng cáo từ thị trường VN đạt 30 triệu USD, Yahoo! đạt 10 triệu USD, nhưng cả hai đại gia này hầu như không phải đóng khoản thuế nào.

Trong khi đó, tất cả các DN nội dung số của VN cộng lại chỉ đạt 20 triệu USD thì không chỉ chịu thuế, mà còn luôn đối mặt với những quy định, lệnh cấm, rào cản... Ngay trong dự thảo nghị định mới, có tới hơn 30 trang quy định quản lý đối với các tổ chức, DN trong nước, nhưng phần quản lý đối với DN nước ngoài chỉ có 1 trang. Ông Từ Thanh Tâm - Phó GĐ Sở TTTT An Giang - cho rằng: “Một số trang web nước ngoài vi phạm, xử lý xong nhưng không xóa được thông tin xấu vì máy chủ họ đặt ở nước ngoài”.

Siết game một chiều


Trong dự thảo nghị định mới, GO bị siết chặt hơn, dự kiến rút giờ chơi xuống còn 180 phút/người/DN. Điều này được ông Trần Quang Hải - Phó phòng VHTT quận Phú Nhuận, TPHCM - đồng tình: “Đây là nét mới chúng tôi rất ủng hộ”. Tuy nhiên, ông Phạm Quốc Bản đã thẳng thừng: “Hạn chế GO bằng giải pháp kỹ thuật cũng thất bại, hạn chế giờ chơi cũng chẳng đi đến đâu, cắt đường truyền thì họ lại kinh doanh đường truyền khác...”. Theo ông, phải dứt khoát đưa các đại lý Internet vào quy hoạch. “Bộ không cho quy hoạch thì UBND thành phố cũng bắt quy hoạch. Không ai phản ứng cả trừ một số đại lý và DN” - ông Bản nói.

Nhưng siết GO của các Cty có giấy phép kinh doanh, dù được dư luận đồng tình, thì cũng chỉ những “kẻ có tóc” này chật vật và lao đao, song chưa tạo ra được giải pháp đồng bộ. Vì, hiện các cơ quan quản lý từ Bộ TTTT đến sở TTTT các tỉnh, thành hầu như đang bó tay đối với game offline, game của các DN cung cấp lậu, game cung cấp từ nước ngoài và thanh toán qua Internet. Chính vì thế, đại diện của VNPT đã đặt vấn đề: “Siết chặt quản lý GO, vậy đối với game offline các cơ quan chức năng có động thái gì?”. Câu hỏi này rơi vào khoảng trống...

Hiện nay cả nước có 36.295 đại lý Internet. Các cơ quan chức năng đã cấp phép cho 851 TTTĐT tổng hợp. Về game online, hiện có 93 game được phê duyệt, trong đó có 34 game đã ngừng hoạt động vì kinh doanh không hiệu quả, 1 game bị thu hồi giấy phép do nội dung không phù hợp. Cả nước có 130 mạng xã hội trực tuyến đăng ký, trong đó mạng có số thành viên lớn như ZingMe (5,1 triệu thành viên), YuMe (2,9 triệu), Tamtay (1,2 triệu)...

Thẩm Hồng Thụy

ICT
Lượt xem: 200
Bản in Xuất tập tin Quay lại
Tin mới hơn
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)
imageUser
Thông tin cá nhân
Bạn vui lòng để lại thông tin để gửi bình luận
Đóng
Lưu thông tin