image Tin hoạt động Sở Tin tức sự kiện chuyên ngành
Xây dựng TPHCM hiện đại và thân thiện môi trường
Thứ 3, Ngày 29/11/2011, 00:00 SA Cỡ chữ Màu chữ image
TP.HCM là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội và khoa học kỹ thuật lớn của cả nước, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm trên 10%, TP đang phấn đấu là TP phát triển nhanh bền vững và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, trong những năm qua, bên cạnh phát triển nhanh thì tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa cao đã làm cho TP phải đối mặt với nhiều thách thức về ô nhiễm môi trường như: ô nhiễm môi trường sản xuất công nghiệp, làng nghề; ô nhiễm nước thải trên các kênh rạch, sông ngòi; vấn đề vệ sinh môi trường đô thị; ô nhiễm nước mặt; ô nhiễm không khí; ô nhiễm chất thải rắn, chất thải nguy hại, không khí…....

TP.HCM là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội và khoa học kỹ thuật lớn của cả nước, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm trên 10%, TP đang phấn đấu là TP phát triển nhanh bền vững và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, trong những năm qua, bên cạnh phát triển nhanh thì tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa cao đã làm cho TP phải đối mặt với nhiều thách thức về ô nhiễm môi trường như: ô nhiễm môi trường sản xuất công nghiệp, làng nghề; ô nhiễm nước thải trên các kênh rạch, sông ngòi; vấn đề vệ sinh môi trường đô thị; ô nhiễm nước mặt; ô nhiễm không khí; ô nhiễm chất thải rắn, chất thải nguy hại, không khí…....

Trong những năm qua, dù đã có nhiều nỗ lực về giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhưng nhìn chung vấn đề môi trường của TP còn nhiều tiềm ẩn, bất cập và nhiều việc phải giải quyết. Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TPHCM (tháng 5/2011), dọc hệ thống kênh rạch đổ ra sông Sài Gòn có đến 269/450 doanh nghiệp (DN) không có hệ thống xử lý nước thải.

Ngoài ra tải lượng ô nhiễm nguồn nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư tập trung cũng như các hộ gia đình, trại chăn nuôi và hoạt động du lịch (phần lớn đều không có hệ thống xử lý nước thải) đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai, nhất là ô nhiễm chất hữu cơ và vi sinh.

Đối với chất thải nguy hại, Sở TN-MT cho biết, trung bình mỗi ngày TPHCM tiếp nhận khoảng 600 tấn chất thải nguy hại. Trong khi công suất xử lý loại chất thải này của 4 đơn vị tư nhân hiện nay chỉ khoảng 30 tấn/ngày. Số lượng chất thải còn lại đành phó mặc cho môi trường. Nhiều chuyên gia môi trường đã cảnh báo điều này trực tiếp gây ô nhiễm cho nguồn nước ngầm của TPHCM.

Xác định giải quyết ô nhiễm môi trường là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đã thông qua, Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM cho biết, TP đã tập trung nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường, ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm gia tăng, từng bước giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện một phần chất lượng môi trường bằng cách: Chú trọng việc tuyên truyền, vận động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, đẩy mạnh công tác giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng, đưa công tác này đến tận người dân, đến tổ dân phố, khu phố; tăng cường công tác xử phạt vi phạm về bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm minh cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm môi trường, trường hợp vi phạm nghiêm trọng tùy theo mức độ sẽ đình chỉ, đóng cửa hoặc di dời cơ sở vi phạm.

Tuyên truyền thực hiện tốt luật pháp về bảo vệ môi trường, áp dụng cho sát hợp với tình hình thực tế của địa phương nhằm làm cho việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đồng bộ ngày càng có hiệu quả hơn.

Triển khai nhiều dự án như dự án Vệ sinh môi trường Nhiêu Lộc - Thị Nghè, dự án Đại lộ Đông Tây và cải thiện môi trường nước, dự án nâng cấp đô thị, các dự án xây dựng các Khu liên hiệp xử lý chất thải Tây Bắc, Đa Phước; Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra xử lý các cơ sở vi phạm về ô nhiễm môi trường, chia sẻ thông tin dữ liệu chất lượng môi trường liên vùng với các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu…

TP còn chủ động cơ bản hoàn thành tốt việc xử lí chất thải rắn đô thị hợp vệ sinh, từng bước áp dụng các công nghệ xử lí rác tiên tiến như xử lí rác thành phân compost, đốt rác phát điện… Bên cạnh đó, TP cũng phối hợp chặt chẽ với các địa phương lân cận (Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu) trong việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường liên tỉnh như cải tạo kênh Ba Bò, kiểm soát các nguồn ô nhiễm xả thải ra sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, kênh Thầy Cai - An Hạ...

Trong thời gian tới, UBND TP.HCM tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các Sở ngành, các tổ chức chính trị xã hội bám sát Nghị quyết của thành phố, thực hiện cho bằng được Chương trình Giảm thiểu ô nhiễm môi trường 2011-2015 mà TP đã đề ra.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP, từ nay đến cuối năm 2015 phải đạt được những mục tiêu chủ yếu như thu gom, lưu giữ, xử lí 100% chất thải rắn sinh hoạt đô thị, y tế, chất thải nguy hại; 100% KCX - KCN và cụm tiểu thủ công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung, đầu tư thêm các khu xử lí rác công nghiệp cũng như các khu xử lí rác thải nguy hại khác.

Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân TP, trong tương lai không xa, TP sẽ đạt được mục tiêu là TP phát triển văn minh, hiện đại và thân thiện môi trường.

Minh Dung


ICT
Lượt xem: 82832
Bản in Xuất tập tin Quay lại
Tin mới hơn
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)
imageUser
Thông tin cá nhân
Bạn vui lòng để lại thông tin để gửi bình luận
Đóng
Lưu thông tin