image Tin hoạt động Công nghệ thông tin
Khai mạc Hội thảo toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam 2009
Thứ 5, Ngày 16/07/2009, 00:00 SA Cỡ chữ Màu chữ image
(Website Sở TTTT) – Sáng 15-7, Hội thảo toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam 2009 (Vietnam ICT Outlook 2009) đã chính thức khai mạc tại TP HCM.
/(Website Sở TTTT) – Sáng 15-7, Hội thảo toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam 2009 (Vietnam ICT Outlook 2009) đã chính thức khai mạc tại TP HCM do Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG phối hợp Hội Tin học TP HCM (HCA) và VCCI tổ chức. Tham dự Hội thảo có Phó Thủ tướng kiêm Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia CNTT Nguyễn Thiện Nhân, Phó Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia CNTT Đỗ Trung Tá, ông Patrick McGovern, Chủ tịch tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM Lê Mạnh Hà và đại diện lãnh đạo bộ, ngành và các địa phương trong cả nước.
 
Ông Nguyễn Trọng, Nguyên Phó Giám đốc Sở KH&CN TP HCM, đã khai quát toàn cảnh thị /trường CNTT quốc tế trong tình hình suy thoái hiện nay và vị trí của công nghiệp phần mềm VN trong chiến lược phát triển đất nước. Theo ông Trọng, không có ngành kinh tế nào ẩn chứa tiềm năng mang lại hiệu quả toàn diện và to lớn hơn trong khoảng 15-20 năm tới đây cho đất nước như công nghiệp phát triển phần mềm và dịch vụ (CNPTPM&DV). Thị trường CNTT toàn cầu có suy giảm nhưng vẫn tương đối ổn định, trong đó thị trường phần cứng giảm -14.9%, thị trường dịch vụ và phần mềm không suy giảm, có một số khu vực phát triển rất mạnh về 2 lĩnh vực này. Ông Trọng cũng nhấn mạnh về việc lợi thế phát triển CNPM&DV so với các ngành khác để đưa đất nước ta phát triển nhanh, phát huy được những lợi thế tương đối của VN trên bản đồ kinh tế toàn cầu. Báo cáo của ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch HCA, cho thấy tổng mức doanh thu ngành CNTT năm 2008 khoảng 4,074 tỷ USD, mức tăng trưởng bình quân là 49%, trong đó phần cứng tăng trưởng khoảng 19%, PM&DV là 87%. Năm 2009, các DN đều cho thấy mức độ khó khăn về thị trường gia tăng, đặc biệt là thị trường gia công xuất khẩu phần mềm. Ông Dũng kỳ vọng ngành CNTT sẽ phục hồi lại đà tăng trưởng và duy trì mức tăng trưởng khoảng 40%/năm, CNPM&DV tăng trưởng 50% và doanh thu ngành CNTT sẽ đạt 31,5 tỷ USD vào năm 2015. Chủ tịch HCA đề xuất nhà nước cần có sự hỗ trợ và chương trình cụ thể để chuyển dịch dần cơ cấu các DN phần mềm và dịch vụ; cần tháo gỡ các thủ tục, rào cản để các DN ở top trên giữ vững được tốc độ tăng trưởng. Nhà nước nên có một số hoạt động đầu tư trực tiếp vào một số DN phần mềm có triển vọng để thúc đẩy phát triển sản phẩm và công nghệ chủ lực; hỗ trợ hoạt động các hiệp hội chuyên ngành để tạo sự tương tác giữa Chính phủ và DN, thúc đẩy sự phát triển của ngành.
 
Về vị trí của Việt Nam trên bản đồ CNTT-TT quốc tế, ông Lê Trường Tùng – Nguyên Chủ tịch HCA cho biết trong các năm qua, tên tuổi của VN được nhắc tới nhiều trong các xếp hạng về CNTT-TT của các tổ chức quốc tế. Dù vị thế có thể chưa cao nhưng có thể nói VN đã trở thành quốc gia có tiếng tăm trên bản đồ CNTT thế giới. Năm 2009, lần đầu tiên VN có mặt trong Top 10 quốc gia hấp dẫn nhất trong số 50 quốc gia về gia công phần mềm và có tên trong xếp hạng toàn cầu. VN đã thoát ra khỏi Top 10 nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền lớn nhất (2008, VN xếp hạng thứ 12 với tỷ lệ vi phạm 85%). Về ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước, VN được xếp hạng 48/134 và chỉ số cạnh tranh toàn cầu của VN là 4.7, xếp hạng 70/134 nước; môi trường kinh doanh xếp 61/70. Chỉ số NRI của VN là 70/134, tăng 3 bậc so với năm 2008. Đặc biệt, VN là 1 trong 10 quốc gia phát triển mạnh về băng thông rộng.
 
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao Hội thảo toàn cảnh CNT-TT 2009 sẽ đóng góp tích cực vào sự hoàn thiện môi trường chính sách và tổ chức, góp phần phát triển thị trường và thu hút đầu tư phát triển ngành CNTT Việt Nam. Phó Thủ tướng cho rằng VN có tên trên bản đồ CNTT-TT thế giới là kết quả quan trọng cho sự phát triển ngành CNTT-TT VN và với nguồn lao động dồi dào và chi phí thấp, VN sẽ có lợi thế trong việc phát triển ngành. Hiện Chính phủ đã chuẩn bị những nội dung cụ thể để hỗ trợ các DN ngành CNTT-TT, sẽ có khoảng 980 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp được phân bổ thực hiện 18 nhóm nội dung thuộc Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam từ nay đến năm 2010. Trong đó, khoảng 88,6 tỷ đồng được phân bổ để thúc đẩy phát triển phần mềm mã nguồn mở và 30 tỷ đồng hỗ trợ hình thành các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực công nghệ phần mềm và nội dung số. Phó Thủ tướng đề nghị các DN cùng với Nhà nước chọn mô hình đào tạo nhân lực CNTT phù hợp với nhu cầu của DN. Chính phủ đã ký chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2020 và sẽ triển khai cụ thể, đến năm 2015, VN phải đào tạo ít nhất 250.000 nhân lực CNTT. Phó Thủ tướng cũng khuyến khích các DN lớn cổ phần hoá để Nhà nước cùng tham gia đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển ngành.
 
Hội thảo sẽ tiếp tục diễn ra trong chiều nay với 7 báo cáo tham luận về các vấn đề: nhận định và đánh giá tình hình phát triển CNPM của TP HCM trong thời gian qua, giải pháp tối ưu khả năng bảo vệ nguồn điện, báo cáo xếp hạng các DN CNTT-TT VN 2008-2009, chiến lược kinh doanh phần mềm… 

H.Trang
ICT
Lượt xem: 491
Bản in Xuất tập tin Quay lại
Tin mới hơn
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)
imageUser
Thông tin cá nhân
Bạn vui lòng để lại thông tin để gửi bình luận
Đóng
Lưu thông tin