image Tin hoạt động Xuất bản, in và phát hành
Những điểm mới của nghị định 25/2018/NĐ-CP về hoạt động in
Thứ 6, Ngày 27/07/2018, 00:00 SA Cỡ chữ Màu chữ image
Nghị định 25/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/05/2018, sửa đổi bổ sung nghị định 60/2014/NĐ-CP về hoạt động in, quy định mới này đã bãi bỏ một số thủ tục, giấy tờ và tinh giảm một số nội dung của nghị định 60/2014/NĐ-CP trong đó đặc biệt là các quy định về xin giấy phép nhập khẩu máy in. Cụ thể như sau:

Về thủ tục cấp phép nhập khẩu máy in

  • Bãi bỏ một số loại thiết bị ngành in phải xin giấy phép nhập khẩu, trước đây các thiết bị như máy in, máy cắt đều phải xin cấp phép nhập khẩu. Tuy nhiên theo quy định mới tại nghị định 25/2018/NĐ-CP máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu mới phải xin giấy phép nhập khẩu.
  • Các loại máy chế bản, máy cắt từ ngày 01/05/2018 khi tiến hành nhập khẩu không cần phải xin giấy phép.

Về việc xin giấy phép hoạt động ngành in

  • Thu hẹp đối tượng phải xin cấp phép hoạt động ngành in: Theo nghị định 25/2018/NĐ-CP đối tương xin giấy phép hoạt động ngành in gồm: Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí; Tem chống giả.
  • Đối tượng được cấp phép hoạt động in phải có chủ sở hữu và người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Hồ sơ in cấp phép hoạt động ngành in giảm tải đi nhiều hồ sơ, hiện nay chỉ gồm: Đơn đề nghị cấp phép hoạt động in theo mẫu; Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký thuế, quyết định thành lập cơ sở in đối với cơ sở in sự nghiệp công lập; Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu đơn vị xin cấp phép.
  • Cơ sở in được cấp giấy phép hoạt động in không phải đăng ký hoạt động cơ sở in. Trường hợp cơ sở in đề nghị cấp phép hoạt động in các sản phẩm quy định tại Nghị định này, đồng thời đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm mà cơ sở in có đủ điều kiện theo quy định của Luật Xuất bản thì cấp chung trên một giấy phép.

Về thủ tục xác nhận tờ khai hoạt động cơ sở in

  • Bỏ quy định người đứng đầu cơ sở in phải có bằng cấp hoặc chứng chỉ về ngành in.
  • Bỏ quy định yêu cầu điều kiện an ninh trật tự.

Chế bản, in, gia công sau in cho tổ chức, cá nhân nước ngoài

  • Khi trực tiếp nhận chế bản, in, gia công sau in cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài (không hiện diện tại Việt Nam), cơ sở in thực hiện theo quy định: người đứng đầu cơ sở in phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của sản phẩm in; chỉ nhận chế bản, in, gia công sau in loại sản phẩm in ghi trong giấy phép hoạt động in hoặc nội dung đã được xác nhận đăng ký hoạt động in; có hợp đồng với tổ chức, cá nhân đặt chế bản, in, gia công sau in.
  •  Trường hợp nhận chế bản, in, gia công sau in sản phẩm là báo, tạp chí, tờ rời, tờ gấp và các sản phẩm in khác có nội dung về chính trị, lịch sử, địa lý, tôn giáo, địa giới hành chính Việt Nam, chủ quyền quốc gia, cơ sở in phải có văn bản khai báo đầy đủ, chính xác thông tin về tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt chế bản, in, gia công sau in; thông tin về tên, loại sản phẩm in, số lượng in, địa điểm sản xuất, cửa khẩu xuất khẩu sản phẩm in.
  •  Khi nhận chế bản, in, gia công sau in cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài (không hiện diện tại Việt Nam) thông qua tổ chức, cá nhân trung gian tại Việt Nam, cơ sở in tuân thủ theo những quy định trên, đồng thời yêu cầu tổ chức, cá nhân trung gian đặt chế bản, in, gia công sau in cung cấp hồ sơ hải quan thể hiện việc xuất khẩu 100% số lượng sản phẩm in để lưu giữ tại cơ sở in trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày xuất khẩu.
  • Việc nhận chế bản, in, gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam phải tuân thủ quy định tại Nghị định này như đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam. Tổ chức, cá nhân có hợp đồng in với cơ sở in chịu trách nhiệm về bản quyền của sản phẩm đặt in. Trường hợp có nhu cầu phát hành hoặc sử dụng sản phẩm in tại Việt Nam, cơ sở in hoặc tổ chức, cá nhân đặt chế bản, in, gia công sau in phải làm thủ tục nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

Về chế độ báo cáo

  • Theo Nghị định mới, cơ sở in, cơ sở dịch vụ photocopy hoạt động theo loại hình doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm báo cáo định kỳ 01 năm/lần hoặc đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in (Theo Nghi định 60, thời hạn báo cáo là 6 tháng/lần). 
  •  Số liệu báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo. Về thời hạn gửi báo cáo: Đối với các chủ thể quy định tại điểm a khoản này (trừ cơ sở dịch vụ photocopy hộ gia đình) gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 10 tháng 01 của năm liền sau năm báo cáo; đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 15 tháng 01 của năm liền sau năm báo cáo. Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy có đóng dấu, chữ ký của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc chữ ký của cá nhân thực hiện chế độ báo cáo; báo cáo gửi qua đường bưu chính, fax, nộp trực tiếp, qua thư điện tử (e-mail); trường hợp gửi qua thư điện tử (e-mail), văn bản báo cáo phải là các tệp tin có định dạng Word hoặc Excel và kèm định dạng Pdf được quét (scan) từ văn bản giấy để so sánh, đối chiếu, bảo đảm tính chính xác của thông tin báo cáo. Trường hợp có hệ thống báo cáo điện tử trực tuyến thì phải thực hiện báo cáo theo hệ thống điện tử trực tuyến./.
Nguồn: Phòng XBIPH
Lượt xem: 60631
Bản in Xuất tập tin Quay lại
Tin mới hơn
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)
imageUser
Thông tin cá nhân
Bạn vui lòng để lại thông tin để gửi bình luận
Đóng
Lưu thông tin