image Tin hoạt động Công nghệ thông tin
Hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử
Thứ 6, Ngày 17/07/2009, 00:00 SA Cỡ chữ Màu chữ image
(Website Sở TTTT) – Sau 10 năm triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, 57% cán bộ công chức các địa phương trên toàn quốc đã được cấp hộp thư điện tử, con số này ở các cơ quan bộ và ngang bộ là 80%. Chính phủ có thể giao bán trực tuyến với 63 tỉnh thành. 60 tỉnh thành đã xây dựng website.
/(Website Sở TTTT) Sau 10 năm triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, 57% cán bộ công chức các địa phương trên toàn quốc đã được cấp hộp thư điện tử, ở các cơ quan bộ và ngang bộ là 80%. Chính phủ có thể giao bán trực tuyến với 63 tỉnh thành. 60 tỉnh thành đã xây dựng website.
    
Sáng 16-7, Hội thảo Chính phủ điện tử 2009 do Bộ Thông tin truyền thông, UBND TP HCM, Văn Phòng Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM và Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG Việt Nam phối hợp tổ chức đã chính thức khai mạc tại TP HCM . Tham dự buổi lễ có Phó Thủ Tướng kiêm Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về Công nghệ thông tin Nguyễn Thiện Nhân, Phó Ban chỉ đạo quốc gia CNTT Đỗ Trung Tá, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP HCM Nguyễn Thành Tài, ông Patrick McGovern, Chủ tịch Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân và đại diện lãnh đạo bộ, ngành và các địa phương trong cả nước.
 
Với chủ đề “Xây dựng chính quyền điện tử tại địa phương”, các đại biểu tham dự hội thảo đã được nghe kinh nghiệm và các giải pháp triển khai chính phủ điện tử tại một số địa phương như: TP HCM, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, An Giang, Lâm Đồng, Lào Cai….và kinh nghiệm của các chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực này. Phó  Cục trưởng Cục Ứng dụng CNTT (Bộ Thông tin – Truyền thông) Phạm Văn Hải đã công bố tỷ lệ sử dụng thư điện tử trong công việc của cán bộ, công chức cấp trung ương và địa phương. Theo đó, 57% CBCC cấp địa phương đã được cấp hộp thư điện tử và trong số này, có 19% không hề sử dụng đến. Ở các cơ quan bộ và ngang bộ, tỷ lệ hộp thư điện tử được cấp là 80% và 33% số hộp thư điện tử không được sử dụng.  Trang thông tin điện tử của TP HCM ( www.hochiminhcity.gov.vn) và trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn ( www.agroviet.gov.vn) đứng đầu trong xếp hạng tổng thể quốc gia về trang tin điện tử và mức độ cung cấp dịch vụ hành chính công.
 
Báo cáo về việc thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong quản lý Nhà nước về những thành công, thất bại và bài học kinh nghiệm của từng địa phương, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM Lê Mạnh Hà cho biết là địa phương đi đầu cả nước trong việc chuẩn bị nền tảng thực hiện Chính phủ điện tử nên Sở đã được lãnh đạo TP trao đầy đủ quyền và được cấp đầy đủ tiền, đây là cơ chế mạnh để thực hiện. Hiện chưa có địa phương nào trong cả nước có được một cơ chế mạnh như vậy, thậm chí cả Bộ TT-TT, ông Hà nhấn mạnh. Kế thừa những thứ sẵn có, Sở đã chọn lọc cái tốt nhất để triển khai và thực hiện theo cách mới, không theo lối mòn, đồng thời triển khai từng bước và đồng bộ từ đó thí điểm và nhân rộng… Trong khi đó, Giám đốc Sở TT-TT Đà Nẵng Phạm Kim Sơn cho rằng Sở phải vận dụng nhiều nguồn vốn khác nhau để thực hiện nhiệm vụ bao gồm cả vốn trung ương, vốn địa phương, ODA và vốn đối tác. Tuy vậy, Đà Nẵng cũng như nhiều địa phương khác vẫn chưa giải quyết được khó khăn về năng lực quản lý các dự án CNTT Nhà nước do đội ngũ nhân lực mỏng và cơ chế lương hiện tại còn thấp…
 
Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Phó  thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đánh giá cao hiệu quả đạt được trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử trong 10 năm qua. Vì từ chương trình này, đến nay, nhiều tỉnh thành ngày càng tăng tỷ lệ văn bản chuyển qua mạng. Quy mô về chính phủ điện tử cũng tăng lên, cụ thể là Chính phủ có thể họp qua mạng với 63 tỉnh thành. Nếu theo kiểu họp cũ, mỗi tỉnh cử 2-3 người đi họp, như vậy 120-200 người của 63 tỉnh thành thì chi phí phải bỏ ra từ 500 triệu đến 800 triệu. Còn hiện nay họp qua mạng thì mỗi địa địa phương có được 10 người tham gia, và số lượng người họp tới hơn 1.000 người tham dự. Như vậy mang lại lợi ích xã hội rất lớn. Phó Thủ tướng cũng nêu những khó khăn trong việc xây dựng Chính phủ điện tử cần được giải quyết sớm, nhất là điều chỉnh các văn bản quản lý đầu tư phù hợp với đặc thù và yêu cầu đầu tư nhanh của CNTT, tránh lãng phí khi số lượng đơn vị triển khai lớn nhưng tính lặp lại rất cao (gần 800 quận huyện và 11.000 phường xã áp dụng tương tự nhau). Phó thủ tướng cũng đề nghị các đại biểu dự hội thảo cần bàn bạc để  rút ra kim nghiệm tốt nhằm góp ý xây dựng Chính phủ điện tử trong thời gian tới.
 
Hội thảo sẽ tiếp tục diễn ra trong sáng ngày mai 17-7 với 4 chuyên đề chính như: Xây dựng nền tảng chính phủ điện tử; Hợp tác Công – Tư; Chính quyền điện tử: thực tiễn từ các địa phương; Lựa chọn công nghệ và giải pháp trong xây dựng chính phủ điện tử.
 
* Cùng diễn ra Hội thảo quốc gia Chính phủ điện tử là diễn ra Khai mạc triển lãm quốc tế Vietnam Computer Electronics World Expo lần thứ 14. triển lãm sẽ điễn ra đến hết ngày 19-7 tại Trung tâm Hội chợ và Triễn lãm Sài Gòn (SECC), nằm trong khu đô thị Phú Mỹ Hưng.
H.Trang
ICT
Lượt xem: 668
Bản in Xuất tập tin Quay lại
Tin mới hơn
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)
imageUser
Thông tin cá nhân
Bạn vui lòng để lại thông tin để gửi bình luận
Đóng
Lưu thông tin