image Tin hoạt động Xuất bản, in và phát hành
Toạ đàm: “Sách và văn hoá – Sách và tri thức”
Thứ 3, Ngày 21/01/2014, 00:00 SA Cỡ chữ Màu chữ image
(Sở TTTT) -Trong khuôn khổ Lễ hội Đường sách Tết Giáp Ngọ 2014, buổi tọa đàm trên HTV với chủ đề “Sách và văn hoá – Sách và tri thức” đã diễn ra tại Đài truyền hình TPHCM vào ngày 17 – 1- 2014. Tham dự có ông Lê Thái Hỷ Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM (Sở TTTT), Trưởng Ban tổ chức Lễ hội Đường sách Tết Giáp Ngọ năm 2014; bà Nguyễn Thị Hậu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP, Phó Tổng Thư kí Hội Khoa học Lịch sử VN; ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty cổ phần sách Thái Hà; ông Huỳnh Khải, Trưởng khoa Âm nhạc Dân tộc - Nhạc viện TP; Nhà báo, Đại tá Đoàn Hoài Trung, Trưởng đại diện Trung tâm Phát thanh và Truyền hình Quân đội tại TP; đại diện các nhà xuất bản, nhà phát hành sách và các sinh viên trường đại học FPT.

 (Sở TTTT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Đường sách Tết Giáp Ngọ 2014, buổi tọa đàm trên HTV với chủ đề “Sách và văn hoá – Sách và tri thức” đã diễn ra tại Đài truyền hình TPHCM vào ngày 17-1-2014. Tham dự  có ông Lê Thái Hỷ Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM (Sở TTTT), Trưởng Ban tổ chức Lễ hội Đường sách Tết Giáp Ngọ năm 2014; bà Nguyễn Thị Hậu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP, Phó Tổng Thư kí Hội Khoa học Lịch sử VN; ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty cổ phần sách Thái Hà; ông Huỳnh Khải, Trưởng khoa Âm nhạc Dân tộc - Nhạc viện TP; Nhà báo, Đại tá Đoàn Hoài Trung, Trưởng đại diện Trung tâm Phát thanh và Truyền hình Quân đội tại TP; đại diện các nhà xuất bản, nhà phát hành sách và các sinh viên trường đại học FPT.

src="/documents/10179/CMS-2018-5-19/152672912998685f7fc20-5a13-40dc-a146-e7fc94be76c5.jpg/dca004ba-5188-4600-928a-bce1823c0fd1"

Các đại biểu tham gia tọa đàm.

Lễ hội đường sách 2014: TPHCM – TP tôi yêu
Tại buổi tọa đàm, Giám đốc Lê Thái Hỷ đã khái quát về Đường sách năm nay với những khu vực trưng bày và những hoạt động nhằm thu hút đọc giả, khách tham quan và những ai yêu mến văn hóa đọc, tìm nguồn tri thức từ sách. Giám đốc Lê Thái Hỷ cho biết: Lễ hội Đường sách mong muốn cung cấp cho người dân TP, khách tham quan không gian văn hóa để mọi người tham quan, thưởng lãm cùng với đường hoa Nguyễn Huệ; qua đó, thấy được những nét đặc thù của TP trong lễ Tết. Điểm nhấn của Lễ hội năm 2014 so với các năm trước là sắp xếp các không gian sách theo các chủ đề để hướng đến chủ đề chung “ TPHCM - TP tôi yêu”. Chẳng hạn, tại khu chủ đề “Sách và văn hóa”, bạn đọc sẽ được tiếp cận văn hóa Nam bộ với điểm nhấn giới thiệu về Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ - bộ môn nghệ thuật vừa được được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Thế giới. Bên cạnh đó, các đầu sách về văn hóa của một đô thị lớn với nếp sống đô thị hoặc về lễ nghĩa của người dân TP, văn hóa hội nhập ngày nay…cũng được giới thiệu tại lễ hội.
src="/documents/10179/CMS-2018-5-19/1526729130186ea8c7bf9-3fea-4eb6-8108-0677d6ae7f93.jpg/ded19240-6737-48a4-bd18-857bf5807dc4"
Ông Lê Thái Hỷ Giám đốc Sở TTTT
“Nhân kỉ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Phủ (7/5/1954 – 7/5/2014) cùng với sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào những ngày cuối năm 2013, trong khu “Sách và văn hóa”, có giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng của nhân dân, là hình tượng để các thế hệ noi theo và chính là một trong những hình tượng sống động về con người văn hóa”. Giám đốc Lê Thái Hỷ chia sẻ.
Tại khu vực “Sách chủ quyền biên giới, hải đảo của đất nước”, ngoài việc trưng bày các bản đồ cổ, tư liệu quý lịch sử về việc khẳng định Trường Sa - Hoàng Sa là của Việt Nam, Ban tổ chức cũng tái dựng mô hình cột mốc chủ quyền biển đảo - nhà giàn DK1, hình ảnh về quân đội bảo vệ chủ quyền biển đảo, hoạt động và đời sống của bà con trên biển đảo …
 
Sài Gòn với góc độ văn hóa vật thể và phi vật thể
Bà Nguyễn Thị Hậu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP đã tổng quan quá trình hình thành và phát triển của văn hóa TP.
Bà Hậu cho biết những điểm văn hóa nổi bật khi nói về “TPHCM – TP tôi yêu” :
“ TPHCM nay và Sài Gòn xưa là TP năng động, là trung tâm đô thị của cả nước, là đại diện của người dân Nam Bộ và văn hóa Nam Bộ. Sài Gòn khi nói về góc độ văn hóa vật thể với hơn 20 di tích khảo cổ nổi tiếng, có 2 di tích được công nhập là cấp 1 quốc gia là Giồng cá vồ ở Huyện Cần giờ có niên đại cách 2.200 năm và Lò gốm cổ Hưng lợi ở Quận 8 (trước đây là xóm gốm nổi tiếng của Sài Gòn xưa). Ngoài ra, Sài Gòn còn có hơn 60 di tích, đình chùa, kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử cách mạng được công nhận là di tích lịch sử hệ thống cấp quốc gia và hơn 150 di tích được công nhận là hệ thống di tích của TP”.
src="/documents/10179/CMS-2018-5-19/1526729130395f6012ecf-0605-4547-a82f-afe3040c3317.jpg/f5e4eef2-706c-4847-ac70-021556dbdf50"
Nguyễn Thị Hậu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.
Về văn hóa đọc, Sài Gòn phát triển sớm nhất các tờ báo, các thể loại văn học, chữ quốc ngữ và được xem là thị trường sách báo sôi động nhất bắt đầu từ giữa thế kỉ 19 đến nay. Tính cách con người TPHCM – Sài Gòn rất phóng khoáng năng động rất dễ tiếp cận, thu nhận những cái mới.
Về tính cách con người Sài Gòn, Bà Hậu nhìn nhận TPHCM – Sài Gòn với 10 triệu dân, rất năng động trong làm ăn và tình nghĩa trong ứng xử xã hội. Các phong trào đền ơn đáp nghĩa cũng xuất phát từ TP có tính lan tỏa khắp các vùng và hiện là một trong những phong trào rất quan trọng của TP.
src="/documents/10179/CMS-2018-5-19/1526729130676c18d93c9-522f-4609-b4b1-b1f5df17baca.jpg/41b93ab9-a7e1-4219-8022-4ef0fdc25fdd"
Ông Huỳnh Khải, Trưởng khoa Âm nhạc Dân tộc của Nhạc viện TP
Trao đổi thêm về nét đặc trưng văn hóa gắn liền với người dân Nam bộ - Sài Gòn, ông Huỳnh Khải, Trưởng khoa Âm nhạc Dân tộc của Nhạc viện TP đã nêu lên sự khác biệt về văn hóa giữa các vùng miền Bắc, Trung,  Nam với nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ thể hiện nét đặc trưng của người dân Nam Bộ: “Trong dàn nhạc của đờn ca tài tử là không có bộ gõ. Nếu loại hình âm nhạc ở phía Bắc và Trung lấy hò ưu tiên giọng Nam thì ở miền Nam lấy hò ưu tiên giọng nữ. Đặc trưng của Nghệ thuật đờn ca tài tử là tôn sư trọng đạo và tôn trọng người phụ nữ. Cách thức ca lấy theo giọng ca của người hát. Lời ca là những bài ca được lưu hành rộng rãi đi vào truyền thống văn hóa của người dân trong việc ca ngợi những gương anh hùng hy sinh bảo vệ tổ quốc, tình yêu nam nữ, những nét đẹp văn hóa cơ sở, xây dựng nông thôn mới…”.
Biểu tượng con người văn hóa
Trong khu “Sách và văn hóa” với các loại sách mô tả về quá trình phát triển của TP với những vẻ đẹp về đất nước, về con người và biểu tượng con người văn hóa, Bà Nguyễn Thị Hậu nhận định: Về góc độ con người, ta có biểu tượng con người văn hóa. Điển hình, con người chính trị của Việt Nam cũng là những con người văn hóa như danh nhân Nguyễn Trãi, Bác Hồ kính yêu, Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đặc trưng văn hóa con người Việt Nam là phải có truyền thống dân tộc gắn liền với truyền thống yêu nước, truyền thống nhân ái; tiếp đó là phải bắt kịp được thời đại, tiếp nhận những yếu tố mới của thời đại.
src="/documents/10179/CMS-2018-5-19/15267291309053f91a3b3-310d-490a-b26f-db8ab12779a1.jpg/2d8c06dc-6237-480d-8425-f60644a1e188"
Đại tá Đoàn Hoài Trung, Trưởng đại diện Trung tâm Phát thanh và Truyền hình Quân đội tại TP
Về hình ảnh con người văn hóa được thể hiện qua sách, Nhà báo – Đại tá Đoàn Hoài Trung, Trưởng đại diện Trung tâm Phát thanh và Truyền hình Quân đội tại TP chia sẻ: “Hạnh phúc vô giá đối với 1 nhà báo là những kí ức về 1 đại tướng huyền thoại của nhân dân”. Tất cả những kí ức này được ông giới thiệu qua cuốn sách ảnh mang tựa đề “ Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong trái tim tôi” tập hợp nhiều hình ảnh đẹp bằng tất cả tình yêu, lòng ngưỡng mộ, kính trọng mà ông dành cho vị tướng của nhân dân. Sách vừa được phát hành và cũng sẽ được trưng bày trong khu vực sách về sự nghiệp Đại tướng Lễ hội.
Hình thành và tạo thói quen văn hóa đọc sách
Trao đổi về văn hóa đọc sách,ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty cổ phần sách Thái Hà, cho rằng: “Văn hóa đọc bắt đầu hình thành cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20 khi có chữ quốc ngữ. Vì vậy, chúng ta cần phải đẩy mạnh xây dựng và phát triển văn hóa đọc, cần phải bắt đầu từ trẻ em và cha mẹ phải là tấm gương cho con trẻ noi theo”.
src="/documents/10179/CMS-2018-5-19/15267291310845e9a36bf-5e58-4a8d-a86d-82af5c8a14f6.jpg/ec29a14a-fdd3-4d17-999c-2bfa5ac8fec2"
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty cổ phần sách Thái Hà
Ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng nêu lên những phương pháp để cuốn hút trẻ em đọc sách để hình thành thói quen đọc sách ngay từ nhỏ. Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh về vai trò của việc đào tạo những kĩ năng cơ bản trong việc đọc sách, giúp người đọc có được phương thức đọc nhanh và nắm bắt nội dung sách hiệu quả.
“Sách là một nguồn kiến thức vô tận, phải có kiến thức đọc sách để biến kiến thức thành nguồn tri thức, nhận thức trong mỗi con người để góp phần nâng cao văn hóa đọc”. Ông Hùng nói.
src="/documents/10179/CMS-2018-5-19/152672913133153be1a65-ed88-44ff-abe3-02b8e29e96eb.jpg/4cdab7f5-21bc-4b6d-a0be-365d7a7cad75"
Sinh viên trường đại học FPT đặt những câu hỏi
Trong khuôn khổ buổi tọa đàm, Ban tổ chức đã trả lời những câu hỏi của các bạn sinh viên đến từ trường đại học FPT liên quan đến văn hóa đọc như đánh giá trình độ văn hóa đọc của đọc giả qua khảo sát; thể loại sách bạn đọc yêu thích; những chính sách hỗ trợ, khuyến khích đưa văn hóa đọc đến vùng sâu sâu vùng xa; chương trình ưu tiên dành cho sách thiếu nhi, sách cho người khuyết tật; những tiêu chí đánh giá sự kiện hoạt động đường sách…
src="/documents/10179/CMS-2018-5-19/1526729131554802686e8-ce11-4f92-9252-dc9636c73d4f.jpg/a229305d-4d48-4555-ae81-3656bafc4a4b"
Giám đốc Sở Lê Thái Hỷ nhận quà sách kỉ niệm do ông Huỳnh Khải trao tặng.
Mai Hương

 

ICT
Lượt xem: 83987
Bản in Xuất tập tin Quay lại
Tin mới hơn
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)
imageUser
Thông tin cá nhân
Bạn vui lòng để lại thông tin để gửi bình luận
Đóng
Lưu thông tin