
Sở TTTT TPHCM thăm khu căn cứ Bộ chỉ huy Miền
(Website Sở TTTT) - Nhân kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM đã tổ chức thăm căn cứ của Quân ủy và Bộ Tư lệnh các lực lượng giải phóng miền Nam Việt Nam tại ấp Tà Thiết, xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
(Website Sở TTTT)
- Nhân kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12), ngày 18-12, Hội Cựu chiến binh, Công đòan và Đoàn Thanh niên Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM (TTTT) đã tổ chức thăm Khu di tích lịch sử, căn cứ của Quân ủy và Bộ Tư lệnh các lực lượng giải phóng miền Nam Việt Nam tại ấp
Tà Thiết, xã Lộc Thành
, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.

Ông Trần Thanh Tùng Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Phước chào mừng Đoàn đến thăm Khu di tích
Trong chuyến đi thăm về nguồn này, cán bộ, công chức Sở TTTT đã có dịp ôn lại những trang sử hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Ngày 7-4-1972, Lộc Ninh (Bình Phước) là huyện đầu tiên của miền Nam được giải phóng, Trung ương Cục và Bộ Tư lệnh Miền quyết định dời căn cứ Quân ủy Miền từ Sóc Con Trăng (Tây Ninh) về đóng tại Tà Thiết. Đầu tháng 3-1973, căn cứ Tà Thiết bắt đầu được xây dựng và được xác định đây là căn cứ cuối cùng của cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tại đây, dưới những tán cây lớn, xung quanh là những rừng le đan chằng chịt là những công trình nhà làm việc của các đồng chí chỉ huy cao cấp trong Bộ Tư lệnh miền: Chính ủy Phạm Hùng, Tư lệnh Trần Văn Trà, phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Lê Đức Anh, phó Tư lệnh Nguyễn Thị Định…

Giám đốc Sở TTTT TPHCM Lê Mạnh Hà phá biểu
Căn cứ Bộ chỉ huy Miền tại Tà Thiết là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của cách mạng miền Nam. Ngày 20-7-1974, tại Hội nghị quân chính Miền ở căn cứ Tà Thiết, đồng chí Phạm Hùng, Bí thư Trung ương cục miền Nam thay mặt Trung ương Đảng tuyên bố Quyết định thành lập Quân đoàn 4, gồm 2 sư đoàn bộ binh 7 và 9, các trung đoàn 24 pháo binh, 71 phòng không, 429 đặc công và 3 tiểu đoàn thông tin. Đặc biệt, trong mùa khô 1974-1975, Bộ Tư lệnh Miền, với sự chỉ huy của Phó Tư lệnh Lê Đức Anh, đã chỉ đạo chiến dịch Phước Long, giải phóng Bù Đăng, Đồng Xoài, tiến tới giải phóng thị xã Phước Long và toàn tỉnh Phước Long ngày 6-1-1975. Chiến thắng Phước Long đã cung cấp thêm những luận cứ chiến lược quan trọng để Bộ Chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào mùa xuân 1975.
Cũng tại nơi đây, ngày 8-4-1975, Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Chiến dịch Hồ Chí Minh được thành lập do Ðại tướng Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, đồng chí Phạm Hùng làm Chính ủy. Các đồng chí Trần Văn Trà, Lê Ðức Anh, Lê Trọng Tấn, Ðinh Ðức Thiện, làm Phó Tư lệnh. Đồng chí Lê Ngọc Hiền làm quyền Tham mưu trưởng chiến dịch.

Ông Lê Văn Đại Củ tịch Hội Cựu chiến binh Sở phát biểu
Như vậy, căn cứ tại Tà Thiết không chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ và phát triển các hoạt động của Bộ Chỉ huy Miền, mà còn là căn cứ cơ bản của Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn, góp phần quan trọng làm nên thắng lợi vẻ vang của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình hình thành và phát triển của các căn cứ của Bộ Chỉ huy Miền trong cuộc chiến tranh chống Mỹ là một đóng góp thiết thực vào kho tàng tri thức quân sự của của quân đội ta.

Giám đốc Lê Mạnh Hà trao tặng Ban Quản lý Khu di tích 1 bộ máy tính

Chánh Văn phòng Sở Nguyễn Thị Thu Hằng trao tặng sách
Nhân dịp này Sở Thông tin và Truyền thông đã tặng Ban quản lý khu di tích 1 bộ máy vi tính và sách lịch sử truyền thống. Trong ngày, đoàn đã đi thăm Nhà Giao tế Lộc Ninh, trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam
, là nơi hội họp của Ban Liên hợp quân sự bốn bên và Đoàn ủy ban kiểm tra kiểm soát và giám sát đình chiến theo tinh thần của hiệp định Paris
và thăm Phòng trưng bày Đoạn cuối đường mòn Hồ Chí Minh
.

Ông Chu Tiến Dũng Chủ tịch Cty phá triển Công viên phần mềm Quang Trung trao tặng sách

Nghe giới thiệu khái quát về Căn cứ trêb sa bàn

Thăm Hội trường Bộ chỉ huy Miền

Thăm nơi ở và làm việc của Tư lệnh Trần Văn Trà

Nơi ở và làm việc của Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Lê Đức Anh

Thăm và Thắp nhang tưởng niệm tại nơi ở và làm việc của Phó Tư lệnh Nguyễn Thị Định

Bếp Hoàng cầm

Giám đốc Sở Lê Mạnh Hà ghi sổ Ghi cảm tưởng

Đoàn viên thanh niên chụp hình lưu niệm tại cây bằng lăng do nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh trồng

Cả đoàn chụp hình lưu niệm tại Hội trường Bộ Chỉ huy Miền

Thăm Nhà giao tế Lộc Ninh

Nghe giới thiệu khái quát về Đoạn cuối đường mòn Hồ Chí Minh
MỘT SỐ VẬT DỤNG

Điện thoại

Radio và đèn pin

Nồi nấu thuốc súng

Khuôn mìn

Ống dẫn dầu

Xe vận tải
NTH
Tin mới hơn
Bình luận
Ý kiến bạn đọc
(0)
Đóng
Lưu thông tin