image Tin hoạt động Sở Tin tức sự kiện chuyên ngành
Khai trương Trục liên thông văn bản quốc gia
Ngày 12/3, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố Trục liên thông văn bản quốc gia
Thứ 3, Ngày 12/03/2019, 00:00 SA Cỡ chữ Màu chữ image

       Ngày 12/3, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố Trục liên thông văn bản quốc gia. Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết: Trục liên thông văn bản quốc gia là tiền đề của nền tảng tích hợp dữ liệu phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số.

       Trong thời gian qua, thành phố đã tập trung triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan nhà nước, đặc biệt triển khai hệ thống liên thông văn bản điện tử là một nội dung trọng tâm. Do vậy, từ cuối năm 2014, thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện gửi và nhận văn bản điện tử trên phạm vi toàn thành phố. Tính đến nay, thành phố đã triển khai liên thông kết nối 751 đơn vị trên địa bàn thành phố, bao gồm các sở, ban, ngành, quận, huyện, phường, xã, thị trấn, các Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc. Tính đến nay đã có hơn 4 triệu văn bản điện tử được gửi và nhận qua Trục liên thông của thành phố. Ngày 24/8/2017, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 4556/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, sử dụng Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc qua mạng tại thành phố Hồ Chí Minh.

       Thực hiện Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước được ban hành, ngày 14/9/2018, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định 4028/QĐ-UBND về ban hành mã định danh áp dụng cho các cơ quan nhà nước tại TPHCM nhằm phục vụ cho việc liên thông kết nối văn bản, chỉ đạo điều hành. Hiện nay, thành phố đã tiến hành cập nhật mã định danh của các đơn vị trên Trục liên thông thành phố và phần mềm Quản lý văn bản – Hồ sơ công việc tại các đơn vị. Trong đó, để đảm bảo an toàn thông tin, tất cả các văn bản điện tử đều sử dụng chữ ký số chuyên dùng. Thành phố đã được Ban Cơ yếu Chính phủ cấp chữ ký số cho tất cả các đơn vị và hiện nay đang tiếp tục thực hiện cấp chữ ký số cho các cán bộ công chức trên địa bàn thành phố.

        Ngoài ra, trong thời gian qua thành phố Hồ Chí Minh luôn là đơn vị đồng hành cùng với Văn phòng Chính phủ trong việc triển khai liên thông kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia. Đến nay, hệ thống Quản lý văn bản của TPHCM đã liên thông kết nối với các đơn vị trong hệ thống Trục liên thông văn bản quốc gia.

         Việc triển khai liên thông văn bản điện tử đã mang lại hiệu quả cao trong xử lý công việc của TPHCM như: việc tiếp nhận và xử lý văn bản giữa các cơ quan nhà nước được nhanh chóng và thuận lợi hơn; tiết kiệm chi phí trong việc gởi văn bản qua bưu điện, giấy, mực…; việc theo dõi và giám sát việc xử lý thực hiện chỉ đạo của UBND TP được sát sao và có hệ thống hơn.

         Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục đẩy mạnh liên thông văn bản điện tử theo Kiến trúc Chính quyền điện tử của thành phố đã được ban hành, làm nền tảng cơ bản trong việc xây dựng Chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số, phục vụ Đô thị thông minh; bổ sung và hiệu chỉnh Quyết định số 4556/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, sử dụng Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc qua mạng tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ; phối hợp Ban Cơ yếu Chính phủ ứng dụng chữ ký số đối với việc gửi, nhận văn bản điện tử trên các thiết bị di động thông minh.

Nguồn: P.CNTT
Lượt xem: 61376
Bản in Xuất tập tin Quay lại
Tin mới hơn
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)
imageUser
Thông tin cá nhân
Bạn vui lòng để lại thông tin để gửi bình luận
Đóng
Lưu thông tin