image Xuất bản, in và phát hành
[Xuất bản, in và phát hành] TPHCM: phê duyệt chương trình giảm nghèo bền vững của Thành phố giai đoạn 2016 – 2020
Thứ 6, Ngày 16/03/2018, 07:32 SA image Màu chữ Cỡ chữ
Số ký hiệu: 115
Ngày hiệu lực: 01/03/2018
Ngày hết hiệu lực: 01/03/2019
Người ký: STTTT
Loại văn bản: ICT
Cơ quan ban hành: Sớ STTTT
Trích yếu:
UBND TPHCM phê duyệt chương trình giảm nghèo bền vững của Thành phố giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, mục tiêu của chương trình là tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo, không để tái nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản nhằm cải thiện và nâng cao mức sống, điều kiện sống và chất lượng sống cho hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố, đảm bảo giảm nghèo bền vững vì một TPHCM có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
Nội dung:

Ngày 12 tháng 7 năm 2016, UBND TPHCM ban hành Quyết định số 3582/QĐ-UBND về phê duyệt chương trình giảm nghèo bền vững của Thành phố giai đoạn  2016 – 2020. Theo đó, mục tiêu của chương trình là tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo, không để tái nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản nhằm cải thiện và nâng cao mức sống, điều kiện sống và chất lượng sống cho hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố, đảm bảo giảm nghèo bền vững vì một TPHCM có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

Cơ chế quản lý và thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững của thành phố giai đoạn 2016-2020 đổi mới theo phương pháp đa chiều. Giải pháp hỗ trợ giảm nghèo cũng được giảm từ trợ cấp sang tác động hỗ trợ có điều kiện kinh doanh thoát nghèo. Thành phố thực hiện lồng ghép chương trình, kế hoạch giảm nghèo vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội thường xuyên của các ngành, các cấp hàng năm và cả giai đoạn.

Xây dựng cơ chế theo dõi, giám sát chặt chẽ về tốc độ giảm nghèo; tỷ lệ tăng, giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo; mức độ tăng, giảm của từng chiều nghèo; tác động và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của từng địa phương, cơ sở theo định kỳ năm và cả giai đoạn 2016-2020 của Chương trình Giảm nghèo bền vững của thành phố.

Các chính sách hỗ trợ và giải pháp giảm nghèo của Thành phố được thực hiện ưu tiên theo từng nhóm hộ nghèo và hộ cận nghèo Thành phố bao gồm: cho vay ưu đãi và tín dụng nhỏ; đào tạo nghề và giải quyết việc làm; hỗ trợ bảo hiểm xã hội; hỗ trợ chăm sóc sức khỏe; hỗ trợ về giáo dục; hỗ trợ nhà ở; hỗ trợ tiếp cận nguồn nước sạch; hỗ trợ tiếp cận thông tin; trợ giúp pháp lý; hỗ trợ đảm bảo về trợ cấp xã hội;thực hiện bình đẳng về giới; thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; tạo cơ hội nâng cao vị thế, trao quyền và tăng cường khả năng giám sát của hộ nghèo, hộ cận nghèo đối với các hoạt động cộng đồng tại địa phương, cơ sở.

Đối tượng thụ hưởng các chính sách hỗ trợ giảm nghèo là hộ nghèo và hộ cận nghèo thành phố. Hộ nghèo được chia thành 3 nhóm: Hộ nghèo nhóm 1 là hộ dân có thu nhập bình quân từ 21 triệu đồng/người/năm trở xuống và có điểm thiếu hụt của 5 chiều nghèo (các dịch vụ xã hội cơ bản) từ 40 điểm trở lên; hộ nghèo nhóm 2 là hộ dân có thu nhập bình quân từ 21 triệu đồng/người/năm trở xuống và có điểm thiếu hụt của 5 chiều nghèo dưới 40 điểm; hộ nghèo nhóm 3 là hộ dân có thu nhập bình quân trên 21 triệu đồng/người/năm (không nghèo thu nhập) và có điểm thiếu hụt của 5 chiều nghèo từ 40 điểm trở lên. Trong đó, hộ nghèo nhóm 3 được chia thành 2 nhóm: hộ nghèo nhóm 3a (có thu nhập bình quân trên 21 triệu đồng/người/năm đến 28 triệu đồng/người/năm) và hộ nghèo nhóm 3b (có thu nhập bình quân trên 28 triệu đồng/người/năm) để đảm bảo công bằng trong thực hiện các chính sách hỗ trợ so với hộ cận nghèo.Hộ nghèo và hộ cận nghèo khi đã vượt mức chuẩn hộ cận nghèo thành phố được các địa phương lập danh sách riêng để tiếp tục theo dõi và được đảm bảo thực hiện các chính sách hỗ trợ theo diện hộ cận nghèo thành phố trong 12 tháng để đảm bảo ổn định cuộc sống, không tái nghèo.

Toàn Thành phố, năm 2016 tổng nguồn vốn huy động và vận động thực hiện các chính sách, giải pháp hỗ trợ hộ nghèo và hộ cận nghèo khoảng 3.749 tỷ đồng. Giai đoạn 2016-2020, từ năm 2017 giảm bình quân nguồn chi không hoàn lại do số hộ nghèo và hộ cận nghèo theo từng năm khoảng 105,7 tỷ (file toàn văn).

(Thanh Huệ - Phòng Thông tin điện tử)

Tập tin đính kèm:
Lượt xem: 23958 Quay lại Bản in Xuất file Word